Sông Lô đi qua tỉnh nào? Tin lũ trên sông Lô ra sao? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ thế nào?
Sông Lô đi qua tỉnh nào? Tin lũ trên sông Lô ra sao?
Sông Lô là phụ lưu cấp 1 ở tả ngạn sông Hồng, chảy từ Trung Quốc vào các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Việt Nam.
Vào lúc 9h00, ngày 12/9/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã ban hành văn bản DBLU_22/09h00/DBQG tin lũ khẩn cấp trên sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long và sông Thái Bình, tin lũ trên sông Thao, sông Lô và sông Hồng.
Theo đó, hiện trạng lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang đang xuống.
Mực nước lúc 07h/12/9 trên sông Lô tại Tuyên Quang 26,91m, trên BĐ3 0,91m; tại Vụ Quang 20,45m, dưới BĐ3 0,05m.
Dự báo:
- Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang xuống dưới mức BĐ2 và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2.
- Trong 12- 24 giờ tiếp theo: lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ1.
Xem chi tiết Văn bản dự báo lũ DBLU_22/09h00/DBQG.
Sông Lô đi qua tỉnh nào? Tin lũ trên sông Lô ra sao? Bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh.
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.
- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.
- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
- Các nhiệm vụ chi khác.
Theo hướng dẫn tại Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024, người lao động bị thiệt hại sau bão lũ được Công đoàn hỗ trợ như sau:
- Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết
- Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.
- Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).
Xem chi tiết Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024: Tại đây
Quỹ phòng chống thiên tai do tổ chức nào quản lý?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi điểm a, điểm b khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.
Theo đó quỹ phòng chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?