Sơ yếu lý lịch xin việc có cần đi công chứng hay không?
Sơ yếu lý lịch xin việc có cần đi công chứng hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Đồng thời, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký.
Từ các quy định trên, có thể thấy sơ yếu lý lịch sẽ không thực hiện việc công chứng mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc bắt buộc phải chứng thực sơ yếu lý lịch khi đi xin việc do đó việc này phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch xin việc?
Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng sơ yếu lý lịch xin việc có công chứng, chứng thực phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không có quy định bắt buộc.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch xin việc, cụ thể theo Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy khi đi chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch xin việc, người lao động cần tránh các trường hợp trên để được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch xin việc.
Nơi nào có thể chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch xin việc?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:
Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Theo đó người lao động có thể đi chứng thực sơ yếu lý lịch xin việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực như:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
- Phòng tư pháp cấp huyện.
Lưu ý: căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP người làm hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?