Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào?
- Số giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động làm công việc có tính thời vụ là bao nhiêu giờ?
- Sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn đối với người lao động làm công việc có tính thời vụ theo nguyên tắc nào?
- Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào?
Số giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động làm công việc có tính thời vụ là bao nhiêu giờ?
Tại Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng có nêu như sau:
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
1. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
2. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
3. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ
Theo đó. căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động làm công việc có tính thời vụ được quy định như sau:
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ.
Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) được tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019;
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.
Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn đối với người lao động làm công việc có tính thời vụ theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 5 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
1. Trong năm, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này (gồm cả thời giờ nghỉ ngơi trong ngày được tính là thời giờ làm việc) không được vượt quá quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã xác định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày ít hơn 8 giờ, nếu đã được lập kế hoạch xác định theo hướng dẫn nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động không phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
3. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày đã được lập kế hoạch mà thực tế không bố trí cho người lao động làm việc, thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc cho người lao động.
4. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày nhiều hơn 8 giờ đã được xác định trong kế hoạch tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, thì số giờ chênh lệch đó không tính là thời giờ làm thêm.
5. Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó việc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn được thực hiện theo nguyên tắc được nêu như trên.
Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch thì xử lý thế nào?
Cũng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH thì:
Nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
...
5. Số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Theo đó, trường hợp số giờ làm việc thực tế hằng ngày vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn đã được lập kế hoạch, thì số giờ đó được tính là giờ làm thêm, đồng thời người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ và thực hiện các chế độ liên quan đến làm thêm giờ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?