Sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 theo Nghị quyết 27?
Sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 theo Nghị quyết 27?
Vào ngày 19/09/2023 vừa qua, tại phiên bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.
Tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường. Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.
Cũng trong Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đã đề cập về thời điểm thực hiện cải cách tiền lương có thể áp dụng là từ 01/07/2024.
Xem thêm tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chia-khoa-de-kinh-te-viet-nam-thich-ung-chong-choi-va-phat-trien-trong-boi-canh-nhieu-bien-dong-rui-ro-ngay-cang-gia-tang-119230920132230927.htm.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong đó có nội dung sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương, cụ thể:
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Như vậy, nếu bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương từ 01/07/2024 thì cũng trong giai đoạn này sẽ tiến hành nội dung cải cách là bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề.
Sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề từ 01/07/2024 theo Nghị quyết 27?
Mục tiêu tăng lương đến năm 2030 theo Nghị quyết 27 ra sao?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Theo đó, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ tiếp tục được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp hơn với kinh tế - xã hội.
Năm 2023 đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và mức lương này không được thấp hơn mức lương quy định như trên.
Năm 2023 mức lương cơ sở đang được áp dụng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp cũng như căn cứ vào để thực hiện các chế độ khác theo quy định là 1.8 triệu đồng/tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?