Sẽ không áp dụng lương cơ bản khi bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong trường hợp nào?
- Sẽ không áp dụng lương cơ bản khi bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong trường hợp nào?
- Khi cải cách tiền lương thì tỉ lệ lương cơ bản trong tổng quỹ lương như thế nào?
- Khi cải cách tiền lương sẽ góp phần xây dựng hệ thống chính trị như thế nào?
Sẽ không áp dụng lương cơ bản khi bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Trước đó, khi xem xét báo cáo của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 ngày 21/6/2024.
Trong đó tại khoản 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 nêu rõ:
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.
Tại khoản 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định:
5. Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...
Theo đó Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Đồng thời tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách cải cách tiền lương sẽ điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; người lao động trong doanh nghiệp.
Trong đó xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm 5 bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm.
Ngoài ra một trong các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Như vậy, 02 mức lương mới có thể thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng cho cán bộ công chức viên chức và LLVT trong thời gian sắp tới có thể là một mức lương sơ sở khác là hoặc mức lương cơ bản.
Trường hợp mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 là một mức lương cơ sở khác
Mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng có thay đổi bằng một mức khác hay không phụ thuộc vào Chính phủ điều chỉnh sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Trường hợp mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 là mức lương cơ bản
- Mức lương cơ bản có thể sẽ được đề xuất sau năm 2026 cùng với đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương mới của khu vực công.
- Ban Kinh tế Trung ương sẽ chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và phù hợp để trình Trung ương xem xét vấn đề này.
Như vậy không áp dụng lương cơ bản khi bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong trường hợp mức lương cơ sở mới thay thế lương mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Sẽ không áp dụng lương cơ bản khi bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi cải cách tiền lương thì tỉ lệ lương cơ bản trong tổng quỹ lương như thế nào?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó khi cải cách tiền lương sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ có tỉ lệ lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và còn bổ sung tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Khi cải cách tiền lương sẽ góp phần xây dựng hệ thống chính trị như thế nào?
Theo khoản 2 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
...
Theo đó khi cải cách tiền lương sẽ góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?