Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học thì viên chức phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học thì viên chức phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Trong thời gian đào tạo viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải đền bù chi phí đào tạo bao nhiêu?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý công tác đào tạo viên chức là gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học thì viên chức phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị trong thời gian tối thiểu bao lâu?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đào tạo sau đại học
1. Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Theo đó, viên chức phải đáp ứng các điều kiện đào tạo sau đại học thì mới được cử đi đào tạo sau đại học. Trong số các điều kiện đó, có điều kiện về cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Như vậy, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học thì viên chức phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị trong thời gian tối thiểu bằng 02 lần thời gian đào tạo.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học thì viên chức phải thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị trong thời gian tối thiểu bao lâu? (Hình từ Internet)
Trong thời gian đào tạo viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải đền bù chi phí đào tạo bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Và căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
...
Như vậy, trong thời gian đào tạo viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải đền bù 100% chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý công tác đào tạo viên chức là gì?
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý công tác đào tạo viên chức như sau:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo viên chức.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo viên chức; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo sau khi được phê duyệt, ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo gửi Bộ Tài chính cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo viên chức.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo viên chức.
- Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đào tạo viên chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?