Sáp nhập tỉnh: Nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách do ai quyết định?

Theo quy định hiện nay, nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách khi sáp nhập tỉnh do ai quyết định?

Sáp nhập tỉnh: Nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách do ai quyết định?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ban hành văn bản hành chính hướng dẫn các tiêu chí cụ thể hóa quy định tại Điều 6 Nghị định này để các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đánh giá cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xem xét, quyết định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bảo đảm khoa học, công bằng, khách quan, hợp lý, nhân văn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập danh sách đối tượng thuộc diện phải nghỉ việc và các trường hợp tự nguyện có đơn xin nghỉ việc áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Điều 7, Điều 9 và Điều 10, lập dự toán kinh phí thực hiện; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý.
3. Chỉ đạo cơ quan Nội vụ, cơ quan Tài chính thẩm định danh sách đối tượng, kinh phí thực hiện chính sách, chế độ và quyết định theo thẩm quyền phân cấp; trên cơ sở đó, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ việc theo đúng quy định.
...

Theo đó, khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, việc sáp nhập tỉnh trong phạm vi các tỉnh thành trong nước thì quyết định nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại tỉnh thành đó.

Sáp nhập tỉnh: Nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách do ai quyết định?

Sáp nhập tỉnh: Nhóm cán bộ công chức phải nghỉ việc và được xét hưởng chính sách do ai quyết định? (Hình từ Internet)

Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của ai?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:

Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
1. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước.
Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên chỉ định chủ tọa kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới; Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
2. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
...

Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt xem xét, quyết định vấn đề nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 38 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:

Hoạt động của Ủy ban nhân dân
...
4. Ủy ban nhân dân được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân hoặc những vấn đề đã được Ủy ban nhân dân thống nhất về chủ trương, nguyên tắc, trừ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
5. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và trước pháp luật về các quyết định thuộc lĩnh vực, địa bàn, phạm vi quyền hạn được phân công.
Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân.
6. Ủy viên Ủy ban nhân dân thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công; tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Ủy ban nhân dân; cùng tập thể Ủy ban nhân dân quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân.

Theo đó, Ủy ban nhân dân được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân hoặc những vấn đề đã được Ủy ban nhân dân thống nhất về chủ trương, nguyên tắc, trừ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân báo cáo tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất về những vấn đề đã quyết định.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Lao Động Tiền Lương
Không thực hiện sắp xếp tỉnh, xã theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Tờ trình 624 nếu đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã có vị trí thế nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Tên gọi mới sau sáp nhập tỉnh của 34 tỉnh thành theo Nghị quyết 60-NQ/TW dự kiến thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?
Lao Động Tiền Lương
Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh gồm 34 tỉnh thành chính thức, cụ thể ra sao? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sau sáp nhập tỉnh: Số lượng công chức viên chức, người lao động hợp đồng cấp tỉnh có giữ nguyên theo Công văn 03 hay không?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Điều chỉnh lại số biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh thế nào theo Tờ trình 624?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 76: Giữ nguyên chính sách tiền lương của cán bộ công chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Danh sách tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Công văn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành được triển khai thực hiện trong Đề án, Tờ trình khi nào áp dụng trong thực tế? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập tỉnh
182 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào