Rửa tiền là gì? Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có quyền hạn gì?

Rửa tiền có nghĩa là gì? Chuyên viên về phòng chống rửa tiền phải thực hiện những công việc gì? Chuyên viên về phòng, chống rửa tiền có quyền hạn gì?

Rửa tiền là gì?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.
5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
...

Theo đó rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Rửa tiền là gì? Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có quyền hạn gì?

Rửa tiền là gì? Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có quyền hạn gì? (Hình từ Internet)

Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có quyền hạn gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống rửa tiền quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN, Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong thực hiện nhiệm vụ.

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.4

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.

Chuyên viên về phòng chống rửa tiền phải thực hiện những công việc gì?

Chuyên viên về phòng chống rửa tiền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, dự án, đề án về phòng chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; trực tiếp thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phòng chống rửa tiền quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN, Chuyên viên về phòng chống rửa tiền phải thực hiện những công việc như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.

Tham gia xây dựng các văn bản theo phân công.

Nội dung quy định được hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người chủ trì.

Hướng dẫn và giải đáp

Tham gia soạn thảo văn bản hướng dẫn, giải đáp về chuyên môn nghiệp vụ theo phân công.

Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.

Tổ chức theo dõi, kiểm tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, soạn thảo báo cáo sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện văn bản liên quan đến phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

- Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định.

- Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tham gia thẩm định các văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.

Thực hiện các nhiệm vụ được phân công đúng quy định, quy trình công tác, đảm bảo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai công việc đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.

- Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao.

- Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.

Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.


Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.



Chuyên viên về phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Rửa tiền là gì? Chuyên viên về phòng chống rửa tiền có quyền hạn gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chuyên viên về phòng chống rửa tiền
241 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên viên về phòng chống rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên viên về phòng chống rửa tiền

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Các quy định cần biết về hoạt động Phòng, chống rửa tiền Tiền điện tử và những quy định pháp luật cần biết năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào