Quyền và nghĩa vụ của người lao động hiện nay đã có những thay đổi gì so với trước đây?
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi gì so với trước Bộ luật Lao động 2012?
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi gì so với Bộ luật Lao động 1994 trước đây?
- Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong mối quan hệ lao động?
Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi gì so với trước Bộ luật Lao động 2012?
Quyền và nghĩa vụ của người lao động hiện được áp dụng theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Trong khi đó, tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2012 hết hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Thông qua hai quy định trên có thể nhận ra rõ sự thay đổi về vấn đề này qua từng giai đoạn. Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của người lao động cụ thể:
- Quy định chi tiết hơn về quyền tự do làm việc của người lao động
- Bổ sung thêm việc người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Bổ sung thêm các nghĩa vụ mà người lao động phải đảm bảo thực hiện như thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận hợp pháp khác, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; đồng thời phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 đã quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên được bảo vệ toàn diện nhất, phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi gì so với Bộ luật Lao động 1994 trước đây?
Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 1994 hết hiệu lực từ ngày 01/05/2013 như sau:
1- Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
2- Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.
3- Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo Điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
Có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 đã có những kế thừa và phát huy giá trị về quy định này từ Bộ luật Lao động 1994 như làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử, tạo điều kiện, quy định về các quyền mà người lao động được hưởng.
Tách quy định về sự phân biệt đối xử đối, ngược đãi, cưỡng bức lao động với người lao động thành quy định trong hành vi bị cấm tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019.
Đồng thời Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định rõ ràng và phân biệt ra hai khoản quyền, nghĩa vụ của người lao động so với Bộ luật Lao động 1994.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong mối quan hệ lao động?
Tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm sau đây:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Như vậy, nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên, pháp luật nghiêm cấm các hành vi trái luật, đạo đức trong mối quan hệ lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?