Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại về lao động như thế nào?
Vai trò của doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại về lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
8. Người bị khiếu nại về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chủ doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; người đứng đầu tổ chức liên quan đến việc làm có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại.
Và quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
...
Theo đó, trong việc giải quyết khiếu nại về lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 2 vai trò:
- Khi khiếu nại lần đầu: doanh nghiệp sẽ vừa người bị khiếu nại vừa là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Khi khiếu nại lần hai: doanh nghiệp sẽ là người bị khiếu nại.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại về lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại về lao động khi là người bị khiếu nại như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi là người bị khiếu nại như sau:
Quyền của người bị khiếu nại
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định 24/2018/NĐ-CP
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu khi người lao động khiếu nại về lao động;
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
- Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
Quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
- Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP;
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 24 Nghị định 24/2018/NĐ-CP;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
- Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
- Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
- Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?