Quyền lợi của viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng?

Viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng thì được hưởng quyền lợi gì?

Quyền lợi của viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Viên chức 2010 quy định:

Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.

Quyền lợi của viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng?

Quyền lợi của viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng?

Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gì trong việc đào tạo bồi dưỡng viên chức?

Căn cứ tại Điều 34 Luật Viên chức 2010 quy định:

Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.

Theo đó, trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc đào tạo bồi dưỡng viên chức như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá chất lượng giảng viên trong kỳ bồi dưỡng viên chức qua những tiêu chí nào?

Căn cứ tại Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định:

Tiêu chí đánh giá
...
3. Giảng viên:
a) Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
b) Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
c) Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
d) Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
đ) Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
e) Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
4. Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ:
a) Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
b) Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học.
c) Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng.
d) Nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp.
đ) Các quy định về giảng dạy và học tập của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên.
e) Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác.
5. Khóa bồi dưỡng:
a) Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên.
b) Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên.
c) Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng.
d) Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt. đ) Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học.
e) Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt.
6. Hiệu quả bồi dưỡng:
a) Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.
b) Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.
c) Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.
d) Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.

Theo đó, đánh giá chất lượng giảng viên trong kỳ bồi dưỡng viên chức qua những tiêu chí sau:

- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.

- Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.

- Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.

- Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.

- Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.

- Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.

Bồi dưỡng viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức được có được tính vào thời gian được xét nâng lương không?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của viên chức trong đào tạo bồi dưỡng là gì?
Lao động tiền lương
Quyền lợi của viên chức khi được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Đào tạo bồi dưỡng viên chức được thực hiện khi nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng viên chức thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng viên chức là từ đâu?
Lao động tiền lương
Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ đang bị xem xét kỷ luật có đủ điều kiện được cử đi bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Đánh giá chất lượng bồi dưỡng viên chức thông qua những nội dung nào?
Lao động tiền lương
Cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cho viên chức khi nào?
Lao động tiền lương
Chất lượng bồi dưỡng viên chức được đánh giá nhằm mục đích là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng viên chức
329 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào