Quy trình thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định:
Điều kiện cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
1. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Đáp ứng được một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều này;
c) Hoàn thành khóa đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
2. Người được cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1 phải đáp ứng một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm sau đây:
a) Đã được công nhận nghệ nhân cấp quốc gia về nghề đó;
b) Đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 trở lên của nghề đó hoặc là người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 của nghề đó và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ đó;
c) Đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về ngành học tương ứng với nghề đó và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi tốt nghiệp, hiện đang giảng dạy từ trình độ trung cấp trở lên hoặc đang làm việc tại cơ sở y tế, doanh nghiệp.
...
Theo đó, cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia khi đáp ứng điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Đáp ứng được một trong các điều kiện về trình độ kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm theo quy định;
- Hoàn thành khóa đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Quy trình thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Quy trình thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự được thực hiện như sau:
1. Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
2. Thực hiện đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự theo các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
3. Giám sát việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
4. Công nhận kết quả đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đạt yêu cầu;
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều này.
Theo đó, việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự được thực hiện như sau:
- Lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Thực hiện đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; đánh giá kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự theo các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
- Giám sát việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Công nhận kết quả đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự đạt yêu cầu;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết quy trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Điều này.
Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nghĩa vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;
- Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;
- Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;
- Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
- Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;
- Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định này cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
- Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?