Quy tắc giao tiếp của công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
- Quy tắc giao tiếp của công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
- Mục đích của việc ban hành quy tắc giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước là gì?
- Các hành vi nào bị cấm trong văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước?
- Công chức sử dụng và quản lý thẻ công chức thế nào?
Quy tắc giao tiếp của công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Giao tiếp và ứng xử
Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Giao tiếp và ứng xử với nhân dân
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác.
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Như vậy, công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước khi giao tiếp cần phải đảm bảo theo chuẩn mực quy định pháp luật với từng đối tượng, điều này được quy định cụ thể tại các điều luật nêu trên.
Quy tắc giao tiếp của công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước như thế nào?
Mục đích của việc ban hành quy tắc giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Mục đích
Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
2. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Như vậy việc quy định các quy tắc giao tiếp, ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo nên một môi trường văn hoá công sở đúng chuẩn, góp phần xây dựng một đội ngũ vừa làm việc hiệu quả vừa có phẩm chất, đạo đức tốt.
Các hành vi nào bị cấm trong văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Hút thuốc lá trong phòng làm việc;
2. Sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;
3. Quảng cáo thương mại tại công sở.
Như vậy, công chức khi làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước không được phép thực hiện những hành vi nêu trên nhầm đảm bảo thực hiện đúng với mục đích của văn hoá công sở.
Công chức sử dụng và quản lý thẻ công chức thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 06/2008/QĐ-BNV có quy định về trách nhiệm quản lý thẻ công chức như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ
1. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng thẻ theo đúng quy định tại Quyết định này. Tuyệt đối không được cho mượn thẻ dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Cán bộ, công chức, viên chức làm mất hoặc làm hư hỏng thẻ phải báo cáo và giải trình với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý thẻ; đồng thời đề nghị được cấp lại hoặc đổi thẻ mới.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phải trả lại thẻ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ; đồng thời đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị mới cấp thẻ để sử dụng.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thay đổi về chức danh công việc hoặc chức vụ công tác thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp đổi thẻ mới.
5. Cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ hưu được giữ thẻ của mình sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý thẻ đã cắt góc hoặc đột lỗ trên thẻ.
Như vậy, công chức làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước cần có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng thẻ công chức theo quy định pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?