Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 quy định:
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Luật Quy hoạch và bảo đảm cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm nội dung theo quy định của Luật Quy hoạch và các nội dung sau đây:
a) Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;
c) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, nghề nghiệp quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp quốc gia xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương mình và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.
Việc tích hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương vào các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Theo đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm nội dung theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 và các nội dung sau đây:
- Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Trường trung cấp;
- Trường cao đẳng.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?