Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào? Thi nâng ngạch công chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Thi nâng ngạch công chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ không? Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào?

Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào?

Hiện nay tại hệ thống giáo dục Việt Nam thông dụng các chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL iBT, TOEFL ITP, IELTS, Cambridge Assessment English, TOEIC... tuy nhiên lại chưa có văn bản quy định cụ thể về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ dùng chung cho cả hệ thống giáo dục.

Có thể tham khảo Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT như sau:

Theo đó, có thể xem bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam sau đây:

Khung tham

chiếu CEFR

Điểm IELTS

TOEIC

(10 - 990)

TOEFL iBT

Khung năng lực

6 bậc VSTEP

C2

8.5 - 9.0

910+

100

6

C1

7.0 - 8.0

850

80 - 99

5

B2

5.5 - 6.5

600

61 - 79

4

B1

4.0 - 5.0

450

45 - 60

3

A2

3.0 - 3.5

400

40

2

A1

1.0 - 2.5

255

19

1

Theo đó, người đọc có thể tham khảo hướng dẫn quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam như trên.

(Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo)

Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ

Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào? Thi nâng ngạch công chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Hồ sơ dự thi nâng ngạch công chức có bắt buộc cần chứng chỉ ngoại ngữ không?

Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 46 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ nâng ngạch công chức
1. Hồ sơ thi nâng ngạch công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
d) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
2. Hồ sơ xét nâng ngạch công chức:
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xét nâng ngạch công chức còn có bản sao các văn bản minh chứng về tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch công chức quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Như vậy, hồ sơ dự thi kỳ thi nâng ngạch công chức không cần chứng chỉ ngoại ngữ trong các trường hợp sau:

- Công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.

- Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ.

Trường hợp nào được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi nâng ngạch công chức?

Tại khoản 6 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
1. Môn kiến thức chung:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
c) Thời gian thi: 60 phút.
2. Môn ngoại ngữ:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định;
c) Thời gian thi: 30 phút.
...
6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với công chức tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
b) Thuộc một trong các trường hợp miễn thi ngoại ngữ quy định tại Điều 8 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn về ngoại ngữ của ngạch công chức dự thi..
...

Theo đó, miễn thi môn ngoại ngữ đối với công chức tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Công chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;

- Phù hợp với tiêu chuẩn về ngoại ngữ của ngạch công chức dự thi và thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Vị trí việc làm không yêu cầu trình độ ngoại ngữ.

+ Đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP mà kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức còn trong thời hạn tính đến ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển và đáp ứng yêu cầu về thang điểm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP.

- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ theo đúng yêu cầu về ngoại ngữ của vị trí việc làm, cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

- Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài bằng ngoại ngữ theo đúng yêu cầu của vị trí việc làm hoặc học bằng tiếng nước ngoài theo đúng yêu cầu của vị trí việc làm ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật;

- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số.

Chứng chỉ ngoại ngữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ như thế nào? Thi nâng ngạch công chức có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?
Lao động tiền lương
Công ty có được giữ bản gốc chứng chỉ tiếng anh của người lao động hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chứng chỉ ngoại ngữ
362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ ngoại ngữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ ngoại ngữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào