Quy định về mẫu Thẻ tư vấn viên pháp luật thế nào là chuẩn nhất?
- Tư vấn viên pháp luật có phải là người thực hiện tư vấn pháp luật hay không?
- Khi nào công dân được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật?
- Hồ sơ, trình tự cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật được quy định như thế nào?
- Quy định về mẫu Thẻ tư vấn viên pháp luật thế nào là chuẩn nhất?
- Tải mẫu Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật chuẩn nhất tại đâu?
Tư vấn viên pháp luật có phải là người thực hiện tư vấn pháp luật hay không?
Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Theo đó, tư vấn viên pháp luật chính là người thực hiện tư vấn pháp luật theo quy định.
Khi nào công dân được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật? Quy định về mẫu Thẻ tư vấn viên pháp luật thế nào là chuẩn nhất?
Khi nào công dân được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật?
Tại Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về Tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
2. Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Theo đó, tư vấn viên pháp luật sẽ được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Hồ sơ, trình tự cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP có quy định về việc cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật như sau:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Theo đó, hồ sơ cấp thẻ tư vấn viên pháp luật bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Bản sao Bằng cử nhân luật;
- Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ như trên đến Sở Tư pháp.
Hình thức gửi: Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
Quy định về mẫu Thẻ tư vấn viên pháp luật thế nào là chuẩn nhất?
Hiện nay, mẫu Thẻ tư vấn viên pháp luật được quy định tại Mẫu TP-TVPL-07 ban hành kèm theo Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của chính phủ về tư vấn pháp luật, cụ thể:
Lưu ý: Thẻ tư vấn viên pháp luật phải được cấp chính xác theo quy chuẩn sau đây:
- Kích cỡ:
+ Chiều ngang 6 cm
+ Chiều dài 9 cm gồm 2 mặt được ghi bằng tiếng Việt.
- Mặt trước:
+ Phía bên trái có ảnh 02 cm x 03 cm đóng dấu nổi của Sở Tư pháp;
+ Chữ Thẻ tư vấn viên pháp luật và số thẻ in màu đỏ;
+ Phía dưới bên phải có chữ ký của Giám đốc Sở Tư pháp và đóng dấu Sở Tư pháp.
- Mặt sau: có quy định về việc sử dụng Thẻ.
Tải Mẫu TP-TVPL-07: Tại đây.
Tải mẫu Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật chuẩn nhất tại đâu?
Hiện nay, mẫu Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật được quy định tại Mẫu TP-TVPL- 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật, cụ thể:
Tải Mẫu TP-TVPL- 05: Tại đây.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?