Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành đúng không?

Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo phải không?

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành đúng không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Báo chí 2016 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Hội Nhà báo Việt Nam
1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
2. Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;
e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí;
g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực.

Theo đó, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành và tổ chức thực hiện.

Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành đúng không? (Hình từ Internet)

Người được cấp thẻ nhà báo vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo đúng không?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:

Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
...
6. Người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ nhà báo trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí hoặc sử dụng thẻ nhà báo không đúng Mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án đối với nhà báo đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lại thẻ nhà báo;
c) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong 02 năm theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động;
d) Thôi việc nhưng không nộp lại thẻ nhà báo.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.

Theo quy định thì người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ nhà báo nếu vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Nhà báo có các nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
...
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Theo đó, nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

- Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Đạo đức nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành đúng không?
Lao động tiền lương
Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí gồm mấy điều, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Đạo đức nhà giáo mà giáo viên phải có là gì? Vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức ngành Lưu trữ gồm những gì?
Lao động tiền lương
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định nào?
Lao động tiền lương
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là gì?
Lao động tiền lương
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đạo đức nghề nghiệp
525 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đạo đức nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đạo đức nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Quảng cáo mới nhất Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất 2024 Danh sách văn bản cần biết về hoạt động thủy lợi mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động báo chí mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào