Quần vợt xe lăn Paralympic là gì? Năm 2024 Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không?
Quần vợt xe lăn Paralympic là gì?
Xem thêm:
>> Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 2024 khép lại
Quần vợt xe lăn lần đầu tiên xuất hiện tại Paralympic vào năm 1988 tại Seoul, Hàn Quốc, và trở thành môn thi đấu chính thức từ Paralympic Barcelona 1992.
Quần vợt xe lăn (Wheelchair tennis) là một môn thể thao dành cho người khuyết tật, được thi đấu tại Paralympic. Môn này có hai hạng thi đấu chính: hạng mở (open) và hạng nặng (quad). Hạng mở dành cho các vận động viên bị khiếm khuyết ở một hoặc cả hai chân, trong khi hạng nặng dành cho những vận động viên có khiếm khuyết ảnh hưởng đến ít nhất ba chi.
Quần vợt xe lăn có luật chơi tương tự như quần vợt truyền thống, nhưng có một số điểm khác biệt. Ví dụ, các vận động viên có thể để bóng chạm đất hai lần trước khi đánh trả Xe lăn được thiết kế đặc biệt với hai bánh nhỏ phía trước và hai bánh lớn phía sau để giúp vận động viên di chuyển linh hoạt trên sân.
Năm 2024, Thế vận hội dành cho người khuyết tật - Thế vận hội Paralympics sẽ diễn ra trong vòng 12 ngày, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9 tại Paris, Pháp.
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/8 đến 7/9.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Môn quần vợt xe lăn Paralympic là gì? Năm 2024 Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không?
Năm 2024 Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không?
Căn cứ theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nội dung sau:
Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
Như vậy, năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi quần vợt xe lăn tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.
Phân chia tiền thưởng của các HLV đào tạo VĐV tham gia Paralympic như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế
...
3. Vận động viên lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao vô địch trẻ thế giới, châu Á, Đông Nam Á có quy định lứa tuổi được hưởng mức thưởng tối đa bằng 50% mức thưởng quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
a) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên đến dưới 12 tuổi: mức thưởng bằng 20% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi: mức thưởng bằng 30% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: mức thưởng bằng 40% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 18 tuổi đến dưới 21 tuổi: mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Vận động viên lập thành tích thi đấu trong các môn thể thao có nội dung thi đấu tập thể được hưởng mức thưởng bằng số lượng người được thưởng theo quy định của điều lệ giải nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng như sau:
a) Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích trong các giải thi đấu thể thao quốc tế có nội dung thi đấu cá nhân thì được hưởng mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với vận động viên;
b) Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo đội tuyển thi đấu lập thành tích trong các giải thi đấu thể thao quốc tế có môn hoặc nội dung thi đấu tập thể thì được hưởng mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với vận động viên đạt giải nhân với số lượng huấn luyện viên, theo quy định như sau: dưới 04 vận động viên tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 01 huấn luyện viên; từ 04 đến 08 vận động viên tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 02 huấn luyện viên; từ 09 đến 12 vận động viên tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 03 huấn luyện viên; từ 13 đến 15 vận động viên tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 04 huấn luyện viên; trên 15 vận động viên tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 05 huấn luyện viên;
c) Tỷ lệ phân chia tiền thưởng đối với các huấn luyện viên được thực hiện theo nguyên tắc: Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện đội tuyển được hưởng 60%, huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên ở cơ sở trước khi tham gia đội tuyển được hưởng 40%.
...
Như vậy, tỷ lệ phân chia tiền thưởng của các HLV đào tạo VĐV tham gia Thế vận hội người khuyết tật Paralympic được thực hiện như sau:
- Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện đội tuyển được hưởng 60%,
- Huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên ở cơ sở trước khi tham gia đội tuyển được hưởng 40%.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?