Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không?

Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không? Nếu có thì trường hợp nào Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản?

Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không?

Tại Điều 11 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:

Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:
1. Quản tài viên;
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Bên canh đó, tại Điều 2 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hành nghề quản lý thanh lý tài sản như sau:

Nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề.

Theo đó, Quản tài viên được phép hành nghề quản lý thanh lý tài sản. Trong quá trình hành nghề, Quản tài viên cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề.

Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không?

Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản?

Tại Điều 19 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Các trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Quản tài viên phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào?

Tại Điều 16 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có các quyền và nghĩa vụ nêu trên

Quản tài viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được hành nghề ở nhiều doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được hành nghề với tư cách cá nhân không?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không?
Lao động tiền lương
Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên?
Lao động tiền lương
Việc tổ chức định giá tài sản được Quản tài viên thực hiện tại thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào không được hành nghề Quản tài viên?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được cho thuê chứng chỉ hành nghề của mình không?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được nhận tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản không?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Quản tài viên có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quản tài viên
279 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản tài viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào