Quản tài viên có được cho thuê chứng chỉ hành nghề của mình không?
Học ngân hàng có được hành nghề Quản tài viên không?
Tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Theo đó, người học ngân hàng được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu tốt nghiệp trình độ cử nhân ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
Để cử nhân ngân hàng hành nghề Quản tài viên thì cần phải đáp ứng 03 điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Quản tài viên có được cho thuê chứng chỉ hành nghề của mình không? (Hình từ Internet)
Quản tài viên có được cho thuê chứng chỉ hành nghề của mình không?
Tại Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
2. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề Quản tài viên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, Quản tài viên tuyệt đối không được thực hiện.
Trường hợp nào thì Quản tài viên sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Tạm đình chỉ hành nghề đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên bị tạm đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
d) Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; quản tài viên là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quản tài viên sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản trong các trường hợp sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; quản tài viên là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?