Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ từ trần được đơn vị hỗ trợ tổ chức tang lễ như thế nào?
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp từ trần được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 42 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần
...
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hy sinh thì thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
...
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ từ trần thì thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ từ trần được đơn vị hỗ trợ tổ chức tang lễ như thế nào? (Hình từ Internet)
Quân nhân chuyên nghiệp từ trần thân nhân được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 151/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 2, 3 Điều 42 của Luật, được thực hiện như sau:
...
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội từ trần thì thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi từ trần.
...
Như vậy theo quy định trên đây thì khi quân nhân từ trần thì thân nhân sẽ được hưởng những chế độ sau:
(1) Trợ cấp mai táng:
Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân đang đóng bảo hiểm xã mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng.
Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó từ trần.
(2) Trợ cấp tuất một lần:
Theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi.
(3) Trợ cấp một lần:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 151/2016/NĐ-CP, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi từ trần.
Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ từ trần được đơn vị hỗ trợ tổ chức tang lễ như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BQP có quy định như sau:
Hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần
1. Cơ quan, đơn vị trong Quân đội chủ trì tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần (theo phân cấp quy định tại mục B, mục C, mục D, phần III, Thông tư liên tịch số 114/2005/ITLT-BQP- BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ), ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hỗ trợ kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác (nếu có) cho một trường hợp như sau:
a) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
b) Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
c) Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
2. Trường hợp tổ chức lễ tang tại gia đình, không tổ chức theo nghỉ lễ quân đội, thì cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản l Điều này chịu trách nhiệm cấp tiền hỗ trợ theo quy định cho gia đình.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ từ trần ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định còn được hỗ trợ kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác cho một trường hợp với mức hỗ trợ như sau:
- Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
- Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
- Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?