Quá thời hạn phải quay lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động không đến thì công ty có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ không?
- Quá thời hạn phải quay lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động không đến thì công ty có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ không?
- Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính để xét trợ cấp thôi việc không?
- Không nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì công ty bị xử phạt như thế nào?
Quá thời hạn phải quay lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động không đến thì công ty có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ không?
Căn cứ Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Đồng thời, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
Theo đó, nếu hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn, người lao động phải trở lại làm việc và người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động theo hợp đồng đã giao kết trong thời hạn 15 ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác)
Nếu đã hết thời hạn mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Quá thời hạn phải quay lại làm việc sau khi tạm hoãn hợp đồng lao động mà người lao động không đến thì công ty có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ không?
Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính để xét trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp...
Theo đó, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ không phải là thời gian được tính vào tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động tại công ty để xét hưởng trợ cấp thôi việc.
Không nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng thì công ty bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Ngoài ra còn chịu biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
...
Vậy, nếu công ty không nhận lại người lao động vào làm việc theo đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Bên cạnh đó còn phải nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?