Pr là gì? Ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp là gì? Kỹ năng ra sao?

Pr là gì? Ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp là gì? Kỹ năng ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp như thế nào?

Pr là gì?

PR là viết tắt của cụm từ Public Relations (Quan hệ công chúng). Đây là một lĩnh vực trong truyền thông và marketing, tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức, doanh nghiệp với công chúng.

Các hoạt động PR bao gồm nhiều kỹ thuật và chiến lược khác nhau nhằm quản lý và phổ biến thông tin về một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp tới công chúng, đặc biệt là giới truyền thông. Mục tiêu của PR là tạo dựng và bảo vệ hình ảnh, danh tiếng của tổ chức, từ đó góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức.

Một số hoạt động PR phổ biến bao gồm:

- Viết thông cáo báo chí;

- Tổ chức sự kiện;

- Quản lý truyền thông xã hội;

- Xử lý khủng hoảng truyền thông;

- Tư vấn cho lãnh đạo về cách giao tiếp hiệu quả với công chúng.

Thông tin mang tính chất tham khảo

Ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp là gì?

Theo Mục 1 Phần B Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định thì:

Quan hệ công chúng (PR) trình độ trung cấp là ngành, nghề xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và thu hút sự chú ý của họ, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.

Vai trò chính của PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng mục tiêu thông qua PR, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đi vào nhận thức của khách hàng; từ đó, định hướng thái độ và hành vi của họ dễ dàng hơn.

Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt; khắc phục khủng hoảng, bất ổn; duy trì quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức trách; tổ chức các hoạt động truyền thông đối nội … Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như: chuẩn bị thông tin tài trợ, từ thiện, tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của ngành, nghề PR là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra từ một hoạt động/bình luận trên mạng xã hội, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty. Các nội dung công việc chủ yếu bao gồm truyền thông đối nội, truyền thông đối ngoại, tổ chức sự kiện, quản trị mạng xã hội, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoàng truyền thông,… Cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 58 tín chỉ).

Pr là gì? Ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp là gì? Kỹ năng ra sao?

Pr là gì? Ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp là gì? Kỹ năng ra sao? (Hình từ Internet)

Kỹ năng ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp như thế nào?

Theo Mục 3 Phần B Chương 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định thì kỹ năng ngành, nghề quan hệ công chúng trình độ trung cấp như sau:

- Soạn thảo được các nội dung trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá thông tin doanh nghiệp;

- Sử dụng được các công cụ và phương thức truyền thông đối nội và đối ngoại thông dụng;

- Tổ chức được các hoạt động quan hệ công chúng cho doanh nghiệp;

- Lựa chọn được nhân lực và tổ chức được các chương trình huấn luyện - đào tạo đội ngũ nhân viên cho hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp;

- Ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào hoạt động quan hệ công chúng;

- Đánh giá được hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp và đưa ra được những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng là gì? HĐLĐ có cần thông tin tài khoản ngân hàng của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm là gì? Ví dụ về người có trách nhiệm cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng?
Lao động tiền lương
Thu nhập thụ động là gì, ví dụ? Cách tạo thu nhập thụ động cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận gộp là gì, ví dụ? Lợi nhuận gộp công thức như thế nào? Doanh nghiệp không thưởng tết cho nhân viên do lợi nhuận gộp thấp có được không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Lao động tiền lương
Danh nhân là gì? Các danh nhân Việt Nam gồm những ai? Vai trò danh nhân đối với người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào