Phương thức chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội được quy định thế nào?
- Phương thức chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội được quy định thế nào?
- Nguyên tắc khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội ra sao?
- Công chức viên chức không giữ chức vụ làm việc từ bao nhiêu năm sẽ phải chuyển đổi vị trí công tác?
- Trường hợp nào công chức viên chức thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội công tác đủ thời hạn nhưng chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác?
Phương thức chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ.
Chiếu theo quy định trên, khi chuyển đổi vị trí công tác cho công chức viên chức không giữ chức vụ thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội thì thực hiện theo phương thức sau đây:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và của địa phương.
- Thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ.
Phương thức chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội được quy định thế nào?
Nguyên tắc khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn. nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Như vậy, khi thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của các đối tượng thuộc ngành Lao động Thương Binh và Xã hội ohải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn. nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Công chức viên chức không giữ chức vụ làm việc từ bao nhiêu năm sẽ phải chuyển đổi vị trí công tác?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 4 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 có quy định:
Thời hạn thực hiện
1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).
Như vậy, công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội sẽ phải chuyển đổi vị trí công tác khi có thời gian công tác từ đủ 02 năm đến 05 năm tại tổ chức, cơ quan hoặc đơn vị.
Trường hợp nào công chức viên chức thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội công tác đủ thời hạn nhưng chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Như vậy, công chức viên chức không giữ chức vụ thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội đủ thời hạn chuyển đổi vị trí công tác nhưng chưa thực hiện chuyển đổi công tác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên hoặc đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?