Phụ lục hợp đồng lao động được quy định những nội dung gì?
- Phụ lục hợp đồng lao động được quy định những nội dung gì?
- Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có phải thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động không?
- Thoả thuận những nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong phụ lục hợp đồng thì bị xử phạt như thế nào?
Phụ lục hợp đồng lao động được quy định những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
...
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động quy định các nội dung sau:
- Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
- Phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Cần lưu ý phụ lục hợp đồng không được có nội dung sửa đổi về thời hạn hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng lao động được quy định những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trúng thầu dự án ở nước ngoài có phải thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động không?
Tại khoản 4 Điều 32 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, quyền lợi, chế độ của người lao động làm việc tại công trình, dự án của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài.
2. Tổ chức để người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
3. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý và sử dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động nội dung bổ sung về thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
...
Theo đó, doanh nghiệp trúng thầu phải thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động nội dung bổ sung về thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác.
Thoả thuận những nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong phụ lục hợp đồng thì bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không đưa người lao động về nước hoặc không trả chi phí đưa người lao động về nước khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài;
b) Không tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước; không trả chi phí liên quan đến việc tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người trong phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận;
b) Không thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động theo quy định hoặc có thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
...
Theo quy định, doanh nghiệp trúng thầu khi có hành vi thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng nội dung không phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 30 - 50 triệu đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?