Phụ cấp đi đường là gì? Tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép của công chức viên chức là bao nhiêu?
Phụ cấp đi đường là gì?
Phụ cấp đi đường là một khoản tiền được trả cho nhân viên khi họ phải đi công tác hoặc di chuyển từ nơi làm việc của mình đến một địa điểm khác. Khoản phụ cấp này nhằm bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển, bao gồm:
- Chi phí đi lại: Vé máy bay, vé tàu, xe buýt hoặc các phương tiện công cộng khác.
- Chi phí ăn uống: Các bữa ăn trong thời gian di chuyển.
- Chi phí lưu trú: Chi phí khách sạn hoặc nơi ở tạm thời trong thời gian công tác.
Mục đích của phụ cấp đi đường là giúp nhân viên không phải tự chi trả các khoản phí phát sinh khi thực hiện công việc ở nơi xa khỏi văn phòng chính.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Phụ cấp đi đường là gì? Tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép của công chức viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép của công chức viên chức là bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định như sau:
Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm.
1. Nội dung chi và mức thanh toán:
a) Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
...
Dẫn chiếu theo Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC về phụ cấp lưu trú như sau:
Phụ cấp lưu trú
1. Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất (phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.
Như vậy công chức viên chức khi đáp ứng các điều kiện để được hưởng phụ cấp đi đường thì mức phụ cấp đi đường đối với công chức nghỉ phép được xác định theo mức phụ cấp lưu trú với mức tiền là 200.000 đồng/ngày.
Trường hợp đi biển, đảo thì biển, đảo thì mức phụ cấp đi đường 250.000 đồng/người/ngày.
Thời hạn thanh toán khoản tiền phụ cấp đi đường cho công chức viên chức là khi nào?
Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 4 Thông tư 141/2011/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 57/2014/TT-BTC) quy định như sau:
Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm.
...
2. Điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh toán:
2.1. Điều kiện, thời hạn thanh toán:
a) Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.
b) Cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ gộp tối đa ba năm một lần và chỉ được thanh toán một lần tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Đối với cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý và được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
...
Như vậy, khoản tiền phụ cấp đi đường của công chức viên chức khi nghỉ phép chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.
Trường hợp nghỉ gộp phép năm thì chỉ được gộp tối đa 3 năm một lần và công chức cũng chỉ được thanh toán một lần tiền đi đường khi nghỉ phép năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?