Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao?

Cho tôi hỏi Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao? Câu hỏi từ chị H.L (Long An).

Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao?

Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng quy định tại Phần I Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

- Đạo đức và bản lĩnh.

3-5


- Tổ chức thực hiện công việc.

3-5


- Soạn thảo và ban hành văn bản.

3-5


- Giao tiếp ứng xử.

3-5


- Quan hệ phối hợp.

3-5


- Sử dụng công nghệ thông tin.

Đáp ứng yêu cầu của công việc (do cơ quan có thẩm quyền quản lý quyết định)


- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

Đáp ứng yêu cầu của công việc (do cơ quan có thẩm quyền quản lý quyết định)

Nhóm năng lực chuyên môn



- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

3-5


- Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3-5


- Xây dựng môi trường giáo dục.

3-5


- Bảo đảm chất lượng giáo dục.

3-5

Nhóm năng lực quản lý



- Tư duy chiến lược.

3-5


- Quản lý sự thay đổi.

3-5


- Ra quyết định.

3-5


- Quản lý nguồn lực.

3-5


- Phát triển nhân viên.

3-5

Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao?

Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao? (Hình từ Internet)

Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có phẩm chất cá nhân như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm hiệu trưởng quy định tại Phần I Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.

- Phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

- Có phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân.

- Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường.

- Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

Các yêu cầu khác

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao.

- Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục mầm non tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục mầm non.

- Tham mưu cho hiệu trưởng trong việc phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục mầm non theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ em và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Theo đó, Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập phải có các phẩm chất cá nhân sau đây:

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân.

- Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường.

- Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập có những mối quan hệ công việc nào?

Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm hiệu trưởng quy định tại Phần I Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập có các mối quan hệ công việc sau:

* Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Hiệu trưởng.

Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý, trẻ em.

Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

* Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định.

Ủy ban xã, phường, thị trấn; các cơ sở giáo dục mầm non khác.

Thực hiện nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục mầm non; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng.

Các tổ chức, đoàn thể khác

Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.

Lưu ý: Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2023.

Phó hiệu trưởng trường mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập yêu cầu phải có năng lực ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phó hiệu trưởng trường mầm non
2,314 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phó hiệu trưởng trường mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phó hiệu trưởng trường mầm non

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục mầm non
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào