Phi công quân sự muốn lái được máy bay phản lực phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Phi công quân sự là ai?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BQP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không. Chủng loại, tính năng của phương tiện bay có phi công tiêm kích, phi công tiêm kích bom, phi công ném bom (cường kích), phi công trinh sát tuần thám, phi công vận tải, phi công trực thăng, phi công thử nghiệm.
2. Phi công lái chính (áp dụng đối với các loại máy bay, trực thăng có biên chế tổ bay) là người chỉ huy tổ bay, trực tiếp điều khiển máy bay, trực thăng trên không và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả chuyến bay.
3. Phi công lái phụ (áp dụng đối với các loại máy bay có biên chế tổ bay) là người phụ giúp lái chính, tham gia điều khiển máy bay trên không khi được lái chính giao.
Như vậy, theo pháp luật phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không.
Phi công lái chính là người chỉ huy tổ bay, trực tiếp điều khiển máy bay, trực thăng trên không và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả chuyến bay và phi công lái phụ là người phụ giúp lái chính.
Quy định pháp luật về phi công quân sự (Hình từ Internet)
Phi công quân sự được chia thành bao nhiêu cấp?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 120/2020/TT-BQP có quy định như sau:
Cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay quân sự
1. Phi công quân sự không cấp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân) đã hoàn thành chương trình đào tạo phi công quân sự và được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Thành viên tổ bay quân sự không cấp là quân nhân đã hoàn thành chương trình huấn luyện, đào tạo thành viên tổ bay quân sự, được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thực hiện nhiệm vụ theo chức trách nhưng chưa đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Phi công, thành viên tổ bay quân sự quy định tại khoản 1, 2 Điều này đạt tiêu chuẩn phân cấp quy định tại Chương III Thông tư này được xét, quyết định phong cấp kỹ thuật tương ứng từ thấp lên cao theo thứ tự cấp 3, cấp 2, cấp 1.
Đồng thời, theo Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP có rõ về các cấp kỹ thuật phi công quân sự được quy định như sau:
Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự
1. Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ):
a) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 3;
b) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 2;
c) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 1.
Như vậy, hiện nay phi công quân sự được phong cấp kỹ thuật tương ứng từ thấp lên cao theo thứ tự phi công quân sự cấp 3, phi công quân sự cấp 2, phi công quân sự cấp 1.
Phi công quân sự muốn lái được máy bay phản lực phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
a) Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.
Đối với Phi công quân sự cấp 2 được quy định tại Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 2 máy bay phản lực
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
a) Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 3;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa) và đêm khí tượng giản đơn.
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 550 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 650 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 80 giờ.
Với Phi công quân sự cấp 1 yêu cầu tiêu chuẩn cũng nghiêm ngặt và cao hơn, cụ thể được quy định tại Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
a) Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.
Như vậy, đối với phi công quân sự muốn lấy được máy bay phản lực. Tuỳ theo từng cấp sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau về trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu và đáp ứng được các quy định về tiêu chuẩn giờ bay.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?