Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào?

Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào? Trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào? - Câu hỏi của chị Châu (TPHCM).

Trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP như sau:

Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự
...
10. Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
...

Như vậy, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Trốn đóng bảo hiểm xã hội

Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào?

Pháp nhân thương mại trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 như sau;

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Và theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Theo đó, Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 nên pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm.

Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, nếu pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng - 3 tỷ đồng.

Trốn đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trốn đóng BHXH có được tiếp tục xem xét danh hiệu thi đua hay không?
Lao động tiền lương
Những hành vi nào được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 2025?
Lao động tiền lương
Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bị phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới (đề xuất) ?
Lao động tiền lương
Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì công ty có bị công khai trên truyền thông không?
Lao động tiền lương
Pháp nhân thương mại có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý hình sự như thế nào?
Lao động tiền lương
Đi tù vì trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trốn đóng bảo hiểm xã hội
1,284 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trốn đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trốn đóng bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 06 văn bản quy định về Thừa kế mới nhất Những quy định mới nhất về thuê trọ theo Luật Nhà ở 2023 cần phải biết Danh sách văn bản quy định về Quốc kỳ Việt Nam mới nhất Trọn bộ quy định về phòng chống và xử lý tiền giả mới nhất Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Các quy định cần biết về hoạt động Phòng, chống rửa tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào