Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh đối với Nhân viên y tế thôn, bản là gì?
Thế nào là Nhân viên y tế thôn, bản?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở thôn, bản, tổ dân phố theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố (sau đây gọi là Nhân viên y tế thôn, bản);
b) Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (sau đây gọi là Cô đỡ thôn, bản).
c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Thông tư này không áp dụng đối với cộng tác viên của các chương trình, dự án y tế.
Theo đó, Nhân viên y tế thôn, bản là Nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở thôn, bản, tổ dân phố theo Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV.
Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh đối với Nhân viên y tế thôn, bản là gì?
Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh đối với Nhân viên y tế thôn, bản là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động khám chữa bệnh đối với Nhân viên y tế thôn, bản như sau:
- Đối với người dân tại thôn, bản:
+ Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, thực hiện sơ cứu ban đầu khi cấp cứu và tai nạn và tham gia chuyển tuyển với các trường hợp cấp cứu;
+ Xử trí ban đầu, chăm sóc một số triệu chứng và bệnh thông thường tại cộng đồng và chuyển đến cơ sở y tế khi cần như: ho, sốt, ngạt mũi, đau đầu, đau bụng, viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ, cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt phát ban, viêm da dị ứng, dị ứng nổi mề đay, sởi, quai bị, chân-tay-miệng, và một số bệnh thông thường khác nếu có theo đặc điểm của từng địa phương;
+ Hướng dẫn, tư vấn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe; phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng;
+ Tham gia quản lý, sàng lọc, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, tâm thần, người mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và ung thư.
- Đối với bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản:
+ Chăm sóc thai nghén, phát hiện những dấu hiệu bất thường, xử trí ban đầu và hỗ trợ chuyển tuyến đối với những phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh;
+ Xử trí đẻ rơi cho phụ nữ mang thai không kịp đến cơ sở khám chữa bệnh để sinh đẻ và báo cho trạm y tế xã;
+ Hướng dẫn, tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ;
+ Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi; tham gia hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: cân, đo, đo vòng cánh tay, chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 05 tuổi; tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ;
+ Cấp phát các sản phẩm chứa sắt/axit folic cho phụ nữ mang thai, bà mẹ, các sản phẩm phòng, chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em theo hướng dẫn của trạm y tế xã, kết hợp hướng dẫn và kiểm tra theo dõi tại hộ gia đình;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản; hỗ trợ trạm y tế xã hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám chữa bệnh đối với Nhân viên y tế thôn, bản quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT
Thời gian đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của Nhân viên y tế thôn, bản được quy định là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định:
Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.
3. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phép đào tạo các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ đa khoa từ trình độ trung cấp trở lên căn cứ nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này, tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, thời gian đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của Nhân viên y tế thôn, bản được quy định tối thiểu ba (03) tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?