Phạm vi áp dụng TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về thử tính chịu lửa của cửa tầng như thế nào?
Phạm vi áp dụng TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về thử tính chịu lửa của cửa tầng như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Kiểm tra và thử - Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng có quy định rõ về phạm vi áp dụng như sau:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định tính chịu lửa của cửa tầng thang máy có thể bị phơi ra trước đám cháy từ phía ra vào của thang máy. Phương pháp thử này áp dụng cho tất cả các kiểu cửa tầng thang máy được sử dụng để đi vào thang máy trong các tòa nhà và là phương tiện ngăn đám cháy phát triển rộng qua giếng thang.
Phương pháp thử cho phép đo kiểm mức độ toàn vẹn và khi cần thiết cho phép đo độ bức xạ và cách nhiệt của cửa tầng.
Ngoài việc kiểm tra bảo đảm cho mẫu thử hoạt động bình thường, không phải kiểm tra về cơ khí trước khi thử bởi vì yêu cầu này đã được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm có liên quan.
Phạm vi áp dụng TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về thử tính chịu lửa của cửa tầng như thế nào?
Nguyên tắc thử tính chịu lửa của cửa tầng như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Kiểm tra và thử - Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng có quy định về nguyên tắc thử như sau:
- EN 1634-1 đưa ra phương pháp xác định tính chịu lửa của các cửa có thể bị phơi ra trước đám cháy trong một tòa nhà từ một trong hai phía và được yêu cầu phải ngăn chặn không cho ngọn lửa truyền từ một phía sang phía kia. Các cửa tầng thang máy biểu thị công dụng đặc biệt của cửa khi đám cháy lan ra từ một phía quy định, nghĩa là phía đi vào và ra khỏi thang máy và khi chỉ có mối nguy hiểm tiếp theo là đám cháy thâm nhập vào giếng thang. Loại cửa này thường không được thiết kế có cùng một độ bền chịu lửa cho khí nóng đi qua như cửa chia tách các không gian liền kề trên cùng một sàn.
- Phép thử bao gồm việc phơi cửa tầng ra phía đi vào và ra khỏi thang máy ở tình trạng đốt nóng được quy định trong EN 1363-1 trong thời gian đủ để có thể đánh giá được tính chịu lửa của cửa. Trong quá trình thử, áp suất dương xuất hiện trên toàn bộ chiều cao cửa ở phía bị phơi tạo ra sự rò rỉ các khí lò nung ra phía không được đốt nóng. Trang bị một bộ phận chụp trên phía không bị phơi để thu gom các khí rò rỉ và trang bị một quạt hút để hút các khí này qua một ống dẫn cùng với một hệ thống để đo lưu lượng thể tích (xem Phụ lục A). Đo nồng độ CO2, được sử dụng như khi đánh dấu, trong lò nung tại điểm đo dòng không khí và bằng cách kiểm tra định lượng lưu lượng khí và nhiệt độ khí, có thể tính toán tốc độ rò rỉ của các khí nóng đi qua cửa được thử. Phương pháp này cung cấp số liệu ghi chép về sự rò rỉ khí nóng như là một hàm số của thời gian, có thể được hiệu chỉnh cho các điều kiện thông thường và được dùng làm cơ sở để đánh giá khả năng của cửa có thể tác dụng như một tường chắn cháy có hiệu quả.
Mẫu thử tính chịu lửa của cửa tầng cần đảm bảo như thế nào?
Căn cứ theo Mục 7 TCVN 6396-58:2010 (EN 81-58:2003) về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Kiểm tra và thử - Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng có quy định về mẫu thử như sau:
Kết cấu
Mẫu thử phải đại diện đầy đủ cho bộ cửa đối với các thông tin được yêu cầu.
Số lượng mẫu thử
Đối với thông tin được yêu cầu, khi cửa chỉ bị phơi ra trước sự đốt nóng từ phía đi vào thang máy thì chỉ cần thử với một mẫu thử. Có thể cần đến một mẫu thử thứ hai theo 10.2 để kiểm tra xác nhận kết cấu của cửa.
Kích thước mẫu thử
Mẫu thử phải có kích thước thực hoặc kích thước lớn nhất để có thể thích ứng với lò nung. Kích thước điển hình của cửa trước cửa lò là 3 m x 3 m. Để phơi ra được thì kết cấu đỡ cần có chiều rộng tối thiểu là 200 mm đối với lò điển hình 3 m x 3 m, lỗ trong kết cấu đỡ được hạn chế đến 2,6 m x 2,8 m (chiều rộng x chiều cao).
Lắp đặt mẫu thử
Mẫu thử phải được lắp trong kết cấu đỡ có tính chịu lửa thích hợp. Trước tiên phải lắp kết cấu đỡ trong khung thử với việc duy trì khe hở có kích thước quy định. Chiều rộng của kết cấu đỡ trên hai mặt bên vuông góc và trên đỉnh không được nhỏ hơn 200 mm.
Kết cấu của mối nối giữa cửa và kết cấu đỡ, bao gồm cả vật liệu dùng cho mối nối phải được sử dụng theo thực tế đối với kiểu kết cấu đỡ. Vị trí của bộ cửa so với kết cấu đỡ phải phù hợp với thực tế.
Khoảng cách hở phải tương ứng với giá trị lớn nhất mà TCVN 6395 và TCVN 6396-2 cho phép khi các cửa tầng thang máy vận hành, trừ khi được thiết kế với kích thước khoảng hở lớn nhất khác thì phải áp dụng kích thước này.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?