Phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thỏa ước lao động tập thể phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung trong trường hợp nào?

Phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 82 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật.

Phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp nào?

Phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Chi phí sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể do ai chi trả?

Căn cứ theo Điều 89 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cụ thể như sau:

Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.

Theo đó, mọi chi phí cho việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.

Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực áp dụng đối với những ai?

Căn cứ theo Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể cụ thể như sau:

Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Theo đó, thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực áp dụng như sau:

- Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp.

- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

Các bên có thể thương lượng kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể trước khi thỏa ước hết hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 83 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thỏa ước lao động tập thể hết hạn cụ thể như sau:

Thỏa ước lao động tập thể hết hạn
Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn.

Thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể có thời hạn giống nhau không?
Lao động tiền lương
Không có thỏa ước lao động tập thể thì quyền và lợi ích của 2 bên được giải quyết thế nào khi hợp đồng vô hiệu từng phần?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Trong thời gian thỏa ước lao động tập thể phải sửa đổi, bổ sung thì quyền lợi của người lao động được thực hiện ra sao?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể cũ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn bao lâu khi các bên chưa thương lượng xong?
Lao động tiền lương
Phải sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giá trị pháp lý của thỏa ước lao động tập thể sẽ ra sao nếu được ký kết bởi người không có thẩm quyền?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc phải xây dựng thỏa ước lao động tập thể khi không có công đoàn cơ sở hay không?
Lao động tiền lương
04 loại thỏa ước lao động tập thể hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì ai là người ký?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thỏa ước lao động tập thể
94 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thỏa ước lao động tập thể
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào