Phải làm sao khi công ty không trả trợ cấp thôi việc?
Khi nào thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
...
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động;trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật.
Phải làm sao khi công ty không trả trợ cấp thôi việc?
Phải làm sao khi công ty không trả trợ cấp thôi việc?
Trong trường hợp công ty không trả trợ cấp thôi việc thì người lao động có thể xem xét các cách sau để bảo đảm cho quyền lợi hợp pháp của mình:
Khiếu nại:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về trình tự khiếu nại như sau:
Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
...
Như vậy, khi người lao động có căn cứ cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm phạm có thể sử dụng quyền khiếu nại của mình đến người có thẩm quyền giải quyết cụ thể như sau:
- Khiếu nại lần đầu: Người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
- Khiếu nại lần hai: Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính (theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Tố cáo:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 39, 40, 41 và 42 Nghị định này đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động.
...
Theo đó, người lao động có thể sử dụng quyền tố cáo khi có căn cứ cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
Như vậy, khi công ty không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, người lao động có thể tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài ra, khi Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì việc giải quyết tố cáo sẽ do Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
Khởi kiện tại Tòa án:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về trình tự khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
...
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
...
Theo đó, khi công ty không đồng ý với việc khiếu nại trả trợ cấp thôi việc cho người lao động thì người lao động có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết.
Thời hạn giải quyết đối với các hình thức xử lý khi công ty không trả lương cho người lao động là gì?
Đối với hình thức khiếu nại:
- Khiếu nại lần đầu (theo Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP):
+ Đối với điều kiện thông thường: không quá 30 ngày hoặc không quá 45 ngày đối với nhưng vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý;
+ Đối với vùng sâu vùng xa: không quá 45 ngày hoặc không quá 60 ngày đối với nhưng vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý;
- Khiếu nại lần hai: (theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP);
+ Đối với điều kiện thông thường: không quá 45 ngày hoặc không quá 60 ngày đối với nhưng vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý;
+ Đối với vùng sâu vùng xa: không quá 60 ngày hoặc không quá 90 ngày đối với nhưng vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý;
Đối với hình thức tố cáo (theo Điều 30 Luật Tố cáo 2018): không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
Đối với hình thức khởi kiện thì thời hạn và trình tự giải quyết tuân theo thủ tục tố tụng dân sự tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?