OCD là bệnh gì? Bệnh OCD có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
OCD là bệnh gì?
OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) hay còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, là một rối loạn tâm thần mãn tính. Người mắc OCD thường có những suy nghĩ ám ảnh (obsessions) và hành vi cưỡng chế (compulsions) lặp đi lặp lại.
- Các đặc điểm chính của OCD:
+ Suy nghĩ ám ảnh: Những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc khó chịu lặp đi lặp lại trong tâm trí, gây ra cảm giác lo lắng hoặc khó chịu.
+ Hành vi cưỡng chế: Những hành vi lặp đi lặp lại mà người bệnh cảm thấy cần phải làm để giảm bớt sự lo lắng do suy nghĩ ám ảnh gây ra.
- Ví dụ về triệu chứng OCD:
+ Rửa tay quá kỹ: Người bệnh thường xuyên rửa tay và lau chùi kỹ càng vì sợ vi trùng.
+ Kiểm tra mọi thứ nhiều lần: Người bệnh có xu hướng kiểm tra lại nhiều lần các vật dụng như cửa, bếp, hoặc các thiết bị điện tử để đảm bảo chúng đã được tắt hoặc khóa.
+ Dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc: Người bệnh có những nguyên tắc dọn dẹp nhà cửa riêng và bắt buộc phải tuân theo.
- Nguyên nhân gây ra OCD: Hiện nay, nguyên nhân chính xác của OCD vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần gây ra rối loạn này:
+ Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc OCD, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.
+ Sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: Những người từng trải qua các sự kiện căng thẳng như bị bắt nạt, lạm dụng, hoặc mất người thân có nguy cơ cao bị OCD.
+ Bất thường trong não bộ: Một số người mắc OCD có các vùng não hoạt động bất thường hoặc có mức độ thấp của serotonin, một chất hóa học trong não.
OCD có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh và cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết có dấu hiệu của OCD, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế.
Thông tin mang tính chất tham khảo
OCD là bệnh gì? Bệnh OCD có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? (Hình từ Internet)
Bệnh OCD có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Theo khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...
Theo đó những người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bệnh OCD không thuộc các bệnh trên nên không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người bị bệnh gồm những gì?
Theo Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh để định cư ở nước ngoài;
c) Thẻ thường trú dài hạn ở nước ngoài của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ hợp pháp khác thể hiện việc định cư ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
4. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật đặc biệt nặng.
Theo đó hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người bị bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần hiện nay: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?