Nội dung hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc là gì? Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động thông qua hình thức nào?
Nội dung hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc là gì?
Các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc (LHQ) được quy định trong Hiến chương của tổ chức này, bao gồm những nguyên tắc như bình đẳng về chủ quyền quốc gia, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia, cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Theo đó nội dung hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là sự nhất trí của năm cường quốc. Do có quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an: Năm thành viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp) có quyền phủ quyết, điều này đôi khi dẫn đến bế tắc trong việc ra quyết định, đặc biệt khi các thành viên này có quan điểm khác nhau về một vấn đề.
Ngoài ra, còn thiếu hiệu quả trong việc giải quyết xung đột: LHQ đã bị chỉ trích vì không thể hành động quyết đoán trong một số cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như chương trình hạt nhân của Iran và cuộc xung đột ở Darfur, Sudan.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Nội dung hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc là gì? Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như sau:
- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước khác thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.
Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau:
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có các quyền sau đây:
+ Được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động;
+ Hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, quyền lợi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết có các nghĩa vụ sau đây:
+ Đăng ký hợp đồng lao động;
+ Thực hiện các nội dung trong hợp đồng lao động và nội quy nơi làm việc;
+ Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
+ Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
+ Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
+ Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?