Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động chính thức có giống nhau không?
Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động chính thức có giống nhau không?
Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo quy định trên, nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động chính thức có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương, các nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay đào tạo nâng cao trình độ được loại ra.
Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể gồm có:
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Ngoài ra, hợp đồng thử việc còn có thể đưa các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc. Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động chính thức có giống nhau không?
Mức lương người lao động thử việc được hưởng là bao nhiêu?
Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Đồng thời, tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc.
Tuy nhiên, mức lương thử việc tối thiểu người lao động được nhận bằng 85% mức lương chính thức. Đồng thời, người lao động cũng có thể nhận nhiều hơn 85%, lương thử việc cũng có thể bằng 100% mức lương chính thức của công việc đó.
Người lao động nghỉ ngang khi đang thử việc thì có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có nêu rõ: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, trong quá trình thử việc người lao động có quyền nghỉ việc, hủy bỏ hợp đồng mà không cần báo trước đồng thời cũng không cần phải bồi thường chi phí đào tạo cũng như các chi phí khác.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 theo quy định như sau:
Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học
1. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Đối với trường hợp người lao động trong thời gian thử việc nhưng có ký cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng cấp học bổng, chi phí đào tạo nhưng lại nghỉ việc và không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động hoặc bồi thường khác theo cam kết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?