Nội dung Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đối với Thanh tra Bộ gồm những gì?
- Nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
- Nội dung Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đối với Thanh tra Bộ gồm những gì?
- Việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định như sau:
Nội dung phân cấp, ủy quyền
1. Nội dung về quản lý công chức, viên chức tại Quy định này bao gồm:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm;
b) Điều động, biệt phái, luân chuyển;
c) Đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học và đi công tác trong nước và nước ngoài;
d) Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; xếp hạng, thăng hạng, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức; xếp lương, nâng bậc lương; nghỉ hưu; thôi việc và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội;
d) Khen thưởng và kỷ luật.
2. Các nội dung khác về quản lý công chức, viên chức chưa được quy định tại Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ.
Theo đó, nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm;
- Điều động, biệt phái, luân chuyển;
- Đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học và đi công tác trong nước và nước ngoài;
- Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức;
- Xếp hạng, thăng hạng, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Xếp lương, nâng bậc lương; nghỉ hưu; thôi việc và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội;
- Khen thưởng và kỷ luật.
- Các nội dung khác về quản lý công chức, viên chức chưa được quy định tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ.
Nội dung Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đối với Thanh tra Bộ gồm những gì?
Nội dung Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đối với Thanh tra Bộ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định như sau:
Bộ trưởng phân cấp đối với Thanh tra Bộ
1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh cấp phòng của Thanh tra Bộ.
2. Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc giao phụ trách kế toán của Thanh tra Bộ sau khi có ý kiến của Vụ Tài chính về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Cử hoặc cho phép công chức của Thanh tra Bộ đi công tác và tham gia các ban, tổ, nhóm công tác ở trong nước (trừ các trường hợp do Bộ trưởng quyết định); cho phép công chức của Thanh tra Bộ từ chức danh Phó Chánh Thanh tra đi nước ngoài vì lý do cá nhân.
4. Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý kỷ luật đối với công chức của Thanh tra Bộ (trừ trường hợp do Bộ trưởng quyết định).
6. Quản lý hồ sơ công chức của Thanh tra Bộ theo quy định.
7. Thông báo nghỉ hưu và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho công chức của Thanh tra Bộ theo quy định.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đối với Thanh tra Bộ các nội dung:
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh cấp phòng của Thanh tra Bộ.
- Bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc giao phụ trách kế toán của Thanh tra Bộ sau khi có ý kiến của Vụ Tài chính về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Cử hoặc cho phép công chức của Thanh tra Bộ đi công tác và tham gia các ban, tổ, nhóm công tác ở trong nước (trừ các trường hợp do Bộ trưởng quyết định); cho phép công chức của Thanh tra Bộ từ chức danh Phó Chánh Thanh tra đi nước ngoài vì lý do cá nhân.
- Khen thưởng đối với tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Xử lý kỷ luật đối với công chức của Thanh tra Bộ (trừ trường hợp do Bộ trưởng quyết định).
- Quản lý hồ sơ công chức của Thanh tra Bộ theo quy định.
- Thông báo nghỉ hưu và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho công chức của Thanh tra Bộ theo quy định.
Việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4790/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền
1. Bộ quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ. Bộ trưởng quyết định các nội dung về công tác cán bộ mà Bộ trưởng không phân cấp, ủy quyền cho người đứng đầu các đơn vị.
2. Hàng năm, tùy theo nhu cầu quản lý của Bộ và tình hình thực hiện của đơn vị, Bộ trưởng sẽ điều chỉnh việc phân cấp, ủy quyền nếu xét thấy cần thiết.
3. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các nội dung công việc được phân cấp, ủy quyền.
4. Phân cấp thẩm quyền đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công chức, viên chức và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
5. Người được phân cấp, ủy quyền có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ về quản lý công chức, viên chức và thực hiện chế độ báo cáo Bộ theo quy định.
Trường hợp người được phân cấp, ủy quyền không thực hiện đúng thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định về quản lý công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước và của Bộ sẽ bị xem xét xử lý theo quy định hoặc Bộ sẽ thu hồi thẩm quyền đã được phân cấp, ủy quyền.
Theo đó, việc phân cấp, ủy quyền quản lý công chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện theo 05 nguyên tắc sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ. Bộ trưởng quyết định các nội dung về công tác cán bộ mà Bộ trưởng không phân cấp, ủy quyền cho người đứng đầu các đơn vị.
- Hàng năm, tùy theo nhu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực hiện của đơn vị, Bộ trưởng sẽ điều chỉnh việc phân cấp, ủy quyền nếu xét thấy cần thiết.
- Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các nội dung công việc được phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp thẩm quyền đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công chức, viên chức và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Người được phân cấp, ủy quyền có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền theo đúng trình tự, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ về quản lý công chức, viên chức và thực hiện chế độ báo cáo Bộ theo quy định.
Trong trường hợp người được phân cấp, ủy quyền không thực hiện đúng thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định về quản lý công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước và của Bộ sẽ bị xem xét xử lý theo quy định hoặc Bộ sẽ thu hồi thẩm quyền đã được phân cấp, ủy quyền.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?