NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc khi giao kết HĐLĐ xác định thời hạn bao lâu?
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc khi giao kết HĐLĐ xác định thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc khi giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc khi giao kết HĐLĐ xác định thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam được phép giao kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần không?
Căn cứ theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được phép giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người sử dụng lao động.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, các chế độ BHXH bắt buộc gồm: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Lưu ý: Chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?