NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động khi nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc giao kết trên hợp đồng lao động không?
Nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc giao kết trên hợp đồng lao động, NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động ngay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định
Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật quy định địa điểm làm việc phải thực hiện theo hợp đồng, trong trường hợp nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc đã giao kết trên hợp đồng, người sử dụng lao động phải thỏa thuận trước với người lao động về điều này.
Trong trường hợp người lao động phát hiện rằng điều kiện làm việc, nơi làm việc thực tế không phù hợp với những gì đã thỏa thuận, họ có thể chấm dứt hợp đồng mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động nên lưu giữ các tài liệu chứng minh sự không tuân thủ theo thỏa thuận này, các tài liệu đó có thể là hợp đồng lao động, biên bản làm việc, hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến thay đổi địa điểm làm việc.
NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động khi nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc giao kết trên hợp đồng lao động không?
Người lao động phải thông báo trước bao nhiêu ngày trước khi nghỉ việc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, tùy vào loại hợp đồng lao động mà NLĐ đã ký với người sử dụng lao động là hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay có xác định thời hạn mà thời gian thông báo trước khi nghỉ việc cũng sẽ khác nhau.
Nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết ít nhất 45 ngày trước khi nghỉ việc.
Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ việc.
Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì người lao động phải thông báo ít nhất 03 ngày trước khi nghỉ việc.
Đối với một số ngành đặc thù khác thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, nếu người lao động thuộc một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Hợp đồng lao động sẽ mặc nhiên chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp mặc nhiên chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?