NLĐ có thể yêu cầu bổ sung mới các phương tiện bảo vệ cá nhân không?

Cho tôi hỏi người lao động có thể yêu cầu bổ sung mới các phương tiện bảo vệ cá nhân không? Người lao động có phải trả lại phương tiện bảo vệ cá nhân khi chuyển làm công việc khác? Câu hỏi của anh Nam (Nam Định).

Có thể yêu cầu bổ sung mới các phương tiện bảo vệ cá nhân không?

Tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH có quy định:

Nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân
...
5. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.
6. Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.
7. Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.

Theo đó, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.

NLĐ có thể yêu cầu bổ sung mới các phương tiện bảo vệ cá nhân không?

NLĐ có thể yêu cầu bổ sung mới các phương tiện bảo vệ cá nhân không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có được không?

Tại điểm b khoản 3 Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định:

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động không được phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.

Người lao động có phải trả lại phương tiện bảo vệ cá nhân khi chuyển làm công việc khác?

Tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định:

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Theo đó, khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Trường hợp người sử dụng lao động không yêu cầu thì người lao động không phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp trước đó.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong núi có được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Công ty có cần cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người đến thăm quan nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm không?
Lao động tiền lương
Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải tự trả tiền để mua phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Công ty có đương nhiên cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân đã hết hạn sử dụng không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trang cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi phương tiện được trang cấp bị mất không?
Lao động tiền lương
Công ty phát tiền chứ không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với 03 yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người học nghề thì bị phạt bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phương tiện bảo vệ cá nhân
599 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện bảo vệ cá nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào