NICs là gì? NICs gồm những nước nào? Mục tiêu đến khi nào Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao?
NICs là gì? NICs gồm những nước nào?
NICs (Newly Industrialized Countries) là các quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và có sự phát triển kinh tế vượt trội so với các nước đang phát triển, nhưng chưa đạt đến mức độ phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến.Các nước này thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu và công nghiệp chế tạo.
Các nước NICs hiện nay bao gồm:
1. Hàn Quốc
2. Singapore
3. Đài Loan
4. Hồng Kông
5. Brazil
6. Mexico
7. Argentina
8. Thổ Nhĩ Kỳ
9. Nam Phi
10. Malaysia
11. Thailand
12. Philippines
Những quốc gia này đã có những bước tiến lớn trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần nâng cao mức sống và phát triển kinh tế xã hội.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
NICs là gì? NICs gồm những nước nào? Mục tiêu đến khi nào Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đến khi nào Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Chấp hành TW Đảng có đưa ra một số mục tiêu và tầm nhìn sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN
...
3. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.
- Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; đạt khoảng 260 sinh viên trên một vạn dân.
- Thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.
....
4. Tầm nhìn đến năm 2045: Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á.
Như vậy, tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, có thu nhập cao và là 01 trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á là tầm nhìn và mục tiêu phát triển được đưa ra tại Nghị quyết 29 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tổ chức thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 4 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022, Ban Chấp hành TW Đảng có yêu cầu tổ chức thực hiện như sau:
- Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh và điều kiện mới.
- Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thể chế hóa nội dung Nghị quyết; ưu tiên bố trí nguồn lực cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn phục vụ phát triển nhanh, bền vững; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; xây dựng Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch, chiến lược liên quan; cụ thể hóa hệ tiêu chí đánh giá kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết đồng bộ, hiệu quả.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hướng dẫn việc nghiên cứu, học tập và quán triệt tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện.
- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?