Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH ra sao?
- Các thiết bị nâng nào cần đảm bảo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?
- Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH ra sao?
- Công nhân điều khiển thiết bị nâng và công nhân buộc móc tải phải đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn nào?
- Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?
Các thiết bị nâng nào cần đảm bảo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này áp dụng đối với các loại thiết bị nâng thông dụng sau:
1.1.1. Cần trục kiểu cần: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục chân đế, cần trục đường sắt, cần trục công xôn, cần trục máy xúc.
1.1.2. Cầu trục và cổng trục các loại.
1.1.3. Máy nâng:
1.1.3.1. Xe tời chạy theo ray trên cao;
1.1.3.2. Pa lăng điện;
1.1.3.3. Tời điện;
1.1.3.4. Pa lăng tay, tời tay;
1.1.3.5. Máy nâng xây dựng có dùng cáp.
1.1.4. Các loại bộ phận mang tải.
1.1.5. Quy chuẩn này không áp dụng cho những thiết bị nâng sau:
1.1.5.1. Các loại máy xúc;
1.1.5.2. Các thiết bị nâng không dùng cáp hoặc xích;
1.1.5.3. Xe nâng hàng;
1.1.5.4. Thang máy;
1.1.5.5. Các thiết bị nâng được lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và trên các công trình biển.
Như vậy, các thiết bị nâng thông dụng là thang máy thì cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động theo quy định pháp luật.
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH ra sao?
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định những yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị nâng như sau:
- Chỉ sử dụng thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu. Không sử dụng thiết bị nâng đã bị hư hỏng các chi tiết, bộ phận quan trọng;
- Bố trí thiết bị nâng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định (hoặc trọng tải do đơn vị quản lý sử dụng mới quy định lại sau khi cải tạo, sửa chữa…);
- Đảm bảo đủ ánh sáng và các yêu cầu an toàn khác cho chỗ nâng hạ, di chuyển tải;
- Bố trí đủ người làm việc cho mỗi thiết bị nâng. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể nhưng không được ít hơn 2 người;
- Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của thiết bị nâng.
- Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện;
- Mỗi thiết bị nâng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo;
- Mỗi thiết bị nâng phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng thiết bị nâng trong suốt quá trình làm việc.
Công nhân điều khiển thiết bị nâng và công nhân buộc móc tải phải đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định như sau:
- Từ 18 tuổi trở lên;
- Có đủ sức khỏe;
- Được đào tạo về chuyên môn và được huấn luyện, cấp thẻ an toàn theo đúng quy định.
Đồng thời, việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.
Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở thiết bị nâng loại khác, phải được đào tạo lại phù hợp để điều khiển thiết bị mới. Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1 năm thì trước khi bố trí làm việc trở lại phải được kiểm tra lại kiến thức và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết.
Thiết bị nâng cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như thế nào theo QCVN 7:2012/BLĐTBXH?
Căn cứ theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định thiết bị nâng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn như sau:
- Thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định theo trình tự luật định.
- Trong quá trình kiểm định, các tổ chức kiểm định và đơn vị quản lý sử dụng thiết bị nâng phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật an toàn thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Các thiết bị nâng sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải được dán tem theo quy định.
Đồng thời, căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thiết bị nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc;
- Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thiết bị nâng nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan;
- Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì việc đảm bảo các đặc tính kỹ thuật là của hãng thiết bị nâng đứng tên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?