Những tỉnh thành miền Tây nào có Quốc lộ 1A đi qua? Trong số đó có tỉnh nào đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1?
Những tỉnh thành miền Tây nào có Quốc lộ 1A đi qua?
Quốc lộ 1A (hay Quốc lộ 1) là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền 2 đầu đất nước ta, đồng thời là đường quốc lộ dài nhất Việt Nam với 2.301,34 km. Quốc lộ 1A đi qua 31 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh thành miền Tây.
Quốc lộ 1A bắt đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) và kết thúc tại thị trấn Năm Căn (tỉnh Cà Mau), nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP.HCM – Cần Thơ.
Trong số 31 tỉnh, thành mà quốc lộ 1A đi qua thì có đến 8 tỉnh thành miền Tây là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong đó, tỉnh có Quốc lộ 1A đi qua dài nhất ở Miền Tây là Cà Mau với 123km, ngắn nhất là đoạn đi qua thành phố Cần Thơ với 11km.
Có thể thấy, nhờ Quốc lộ 1A mà hoạt động giao thông vận tải đường bộ của nước ta được thuận lợi hơn rất nhiều. Hơn thế, Quốc lộ 1A trải dài từ Bắc đến Nam cũng thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường kết nối giao thương giữa các khu vực cả trong và ngoài nước.
Những tỉnh thành miền Tây nào có Quốc lộ 1A đi qua? Trong số đó có tỉnh nào đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1?
Trong số tỉnh thành miền Tây có Quốc lộ 1A đi qua, tỉnh nào đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, trong số 8 tỉnh, thành của miền Tây là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Có thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 là:
- Đối với mức lương tối thiểu tháng : 4.960.000 đồng/tháng
- Đối với mức lương tối thiểu giờ: 23.800 đồng/giờ.
Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?