Những ai không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ?
Có những hoạt động dịch vụ lưu trữ nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Lưu trữ 2011 quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ như sau:
Hoạt động dịch vụ lưu trữ
...
3. Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:
a) Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước;
b) Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.
Theo đó, các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:
- Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước;
- Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.
Những ai không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Lưu trữ 2011 quy định về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ như sau:
Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
1. Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có lý lịch rõ ràng;
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ phù hợp;
d) Đã trực tiếp làm lưu trữ hoặc liên quan đến lưu trữ từ 05 năm trở lên;
đ) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
2. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
c) Người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
3. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Theo đó, những trường hợp sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù;
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 01/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
1. Ngoài những trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ, người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) Hành nghề không đúng với nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
c) Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
d) Cá nhân khai báo thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
đ) Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động lưu trữ.
2. Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này thì Sở Nội vụ nơi phát hiện vi phạm thông báo cho Sở Nội vụ nơi cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ xử lý theo thẩm quyền.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ 2011 quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
...
2. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
c) Người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
3. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
...
Như vậy, Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
- Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ thuộc trường hợp không được cấp Chứng chỉ.
- Hành nghề không đúng với nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
- Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
- Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
- Cá nhân khai báo thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động lưu trữ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?