Nhiều đối tượng được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Đối tượng nào được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Nguyên tắc áp dụng chế độ miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hồ sơ miễn giảm học phí bao gồm những giấy tờ gì?
Đối tượng nào được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021 quy định các đối tượng được miễn giảm học phí như sau:
(1) Ưu đãi miễn giảm học phí cho học viên thuộc đối tượng chính sách
- Miễn 100% tổng mức thu học phí đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 (Hiện tại Pháp lệnh này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020) (nếu có);
- Giảm 50% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Con liệt sĩ;
+ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
- Giảm 30% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh;
+ Cựu chiến binh theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH (Hiện nay được thay thế bởi Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH).
(2) Ưu đãi giảm học phí cho học viên đã, đang theo học tại Học viện Tư pháp
- Giảm 30% tổng mức thu học phí đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp tham gia học theo Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Giảm 20% mức thu học phí đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội tiếp tục tham gia các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
- Giảm 10% mức thu học phí đối với học viên là người đang tham gia một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
Nhiều đối tượng được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Nguyên tắc áp dụng chế độ miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại điểm a khoản 3 Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021 quy định nguyên tắc áp dụng chế độ miễn giảm học phí như sau:
- Học viên thuộc nhiều đối tượng quy định tại mục (1), mục (2) chỉ được hưởng một mức miễn giảm học phí theo một đối tượng có mức miễn giảm học phí cao nhất.
- Học viên thuộc đối tượng quy định tại mục (2) được hưởng mức ưu đãi giảm học phí khi hoàn thành đủ 100% mức thu học phí của cả khóa học. Học viên không được rút học phí trong mọi trường hợp.
- Học viên đang tham gia một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức được hưởng mức ưu đãi giảm học phí khi hoàn thành đủ 100% mức thu học phí của cả khóa học đang tham gia.
Lưu ý:
- Không áp dụng chế độ miễn giảm học phí trong thời gian người học bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lại, học bổ sung.
Trường hợp người học phải dừng học; học lại (không quá một lần) do ốm đau, tai nạn hoặc dùng học vì lý do bất khả kháng không do kỷ luật hoặc tự thôi học thì Giám đốc Học viện xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định và tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định này.
- Trường hợp đặc biệt do Giám đốc quyết định.
Xem chi tiết Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021: Tại đây.
Nhiều đối tượng được miễn giảm học phí trong chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
Hồ sơ miễn giảm học phí bao gồm những giấy tờ gì?
(1) Hồ sơ miễn giảm học phí gồm giấy tờ theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP (hiện tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 131/2021/NĐ-CP) áp dụng đối với học viên thuộc các đối tượng sau:
- Con liệt sĩ;
- Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh;
- Cựu chiến binh theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH (Hiện nay được thay thế bởi Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH).
(2) Hồ sơ miễn giảm học phí gồm bản sao có chứng thực Chứng chỉ (Giấy chứng nhận) đào tạo nghề áp dụng đối với học viên thuộc các đối tượng sau:
- Người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp tham gia học theo Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội tiếp tục tham gia các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
(3) Đối với học viên là người đang tham gia một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức thì chỉ cần xuất trình thẻ học viên, hóa đơn học phí, giấy xác nhận đang tham gia khóa học khác của Phòng Đào tạo và Công tác học viên hoặc Tổ quản lý đào tạo tại Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?