Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố là gì?
Căn cứ theo Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố như sau:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
- Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;
- Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
- Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;
- Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố là gì?
Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 442/VKSTC năm 2023 quy định về việc cách chức đối với công chức như sau:
Cách chức đối với công chức
1. Căn cứ và quy trình cách chức đối với công chức giữ chức vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật đối với công chức.
2. Căn cứ và quy trình cách chức đối với công chức giữ chức danh Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
2.1. Căn cứ cách chức đối với công chức giữ chức danh Kiểm sát viên
a. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
b. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật công chức và của ngành Kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Vi phạm quy định những việc Kiểm sát viên không được làm theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
2.2. Căn cứ cách chức đối với công chức giữ chức danh Kiểm tra viên
a. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
b. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành về xử lý kỷ luật công chức và của ngành Kiểm sát nhân dân, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Vi phạm những việc công chức không được làm;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
...
Theo đó, Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Thẩm quyền cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thẩm quyền cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?