Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Dương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 57 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị.
4. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
5. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Thành phố Hải Dương là thành phố trực thuộc tỉnh nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội 57 km, cách thành phố Hải Phòng 45 km. Thành phố Hải Dương là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, klhu vực, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Do đó, Thành phố Hải Dương là thành phố thuộc tỉnh Hải Dương.
Xem chi tiết: https://web01.haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=4184&title=thanh-pho-hai-duong.html
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Dương được quy định như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
- Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để phát triển nhà ở tại đô thị và chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị.
- Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị và thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông và phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Dương được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Dương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Theo đó, Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?