Nhiệm vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hiện nay như thế nào?
Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | - Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự. - Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. - Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án. - Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án. |
Hướng dẫn | - Hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình thực hiện thi hành án dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; tiếp công dân theo quy định. - Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp. |
Kiểm tra, đôn đốc | Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình thực hiện thi hành án dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tiếp công dân theo quy định. |
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ | - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự - Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật. - Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án. - Nắm bắt tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án trên địa bàn; tổ chức tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. - Xây dựng kế hoạch thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ trưởng cơ quan về thi hành án dân sự. |
Phối hợp thực hiện nhiệm vụ | Phối hợp hoặc tham mưu Thủ trưởng cơ quan THADS phối hợp tổ chức thi hành bản án, cưỡng chế thi hành án và giải quyết các vướng mắc phát sinh. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | - Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính trên địa bàn. - Tham dự các cuộc họp đơn vị, cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý, năm và định kỳ của cá nhân, của đơn vị. | |
Nhiệm vụ khác | Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao. |
Nhiệm vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền người giữ chức vụ Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Quyết định thi hành án theo thẩm quyền. |
4.2 | Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án. |
4.3 | Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật. |
Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự quy định tại Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP, Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Bản lĩnh nghề nghiệp | 4-5 |
Tổ chức thực hiện công việc | 4-5 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 4-5 | |
Giao tiếp ứng xử | 4-5 | |
Quan hệ phối hợp | 4-5 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | Cơ bản | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng chủ trì, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, báo cáo, kế hoạch,… liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ | 4-5 |
Am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, về công tác tổ chức cán bộ, báo cáo thống kê, kế toán nghiệp vụ, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu và áp dụng thành thạo pháp luật, trình tự, thủ tục về thẩm tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính | 4-5 | |
Khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự theo phân cấp | 4-5 | |
Khả năng tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự | 4-5 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 3-4 |
Quản lý sự thay đổi | 3-4 | |
Ra quyết định | 3-4 | |
Quản lý nguồn lực | 3-4 | |
Phát triển nhân viên | 3-4 |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?