Nhiệm kỳ Trưởng thôn bao nhiêu năm theo quy định mới nhất?
Nhiệm kỳ Trưởng thôn bao nhiêu năm theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV có quy định về nhiệm kỳ Trưởng thôn như sau:
Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
...
2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:
a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Như vậy, tuỳ theo điều kiện cụ thể ở địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và nhiệm kỳ Trưởng thôn từ 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm).
Ngoài ra, đối với trường hợp thành lập thôn mới hoặc khuyết Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn lâm thời.
Nhiệm kỳ Trưởng thôn bao nhiêu năm theo quy định mới nhất?
Tiêu chuẩn để được làm Trưởng thôn là gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định tiêu chuẩn trưởng thôn như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Theo đó, muốn làm Trưởng thôn và đảm nhiệm hết nhiệm kỳ trưởng thôn thì bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.
- Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác.
- Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;.
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
- Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Mức phụ cấp của Trưởng thôn từ ngày 01/8/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
2. Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:
a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;
c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b khoản này được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.
...
Như vậy, mức khoán quỹ phụ cấp của Trưởng thôn bằng 4,5 lần mức lương cơ sở và được chi trả hàng tháng.
Riêng 4 loại thôn sau đây sẽ được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở gồm:
- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên;
- Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo.
- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã
Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ 01/7/2023, mức lương cơ sở được chính thức tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng và trưởng thôn là một trong những đối tượng được áp dụng lương cơ sở mới. Do đó, mức khoán quỹ phụ cấp được quy định như sau:
- Mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn thuộc 3 trường hợp đặc biệt (Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; Thôn thuộc xã có tình hình an ninh, trật tự trọng điểm, phức tạp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Thôn thuộc xã biên giới/hải đảo) từ ngày 01/8/2023 sẽ là: 1.800.000 đồng x 6 = 10.800.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 là: 1.800.000 đồng x 5 = 9.000.000 đồng/tháng.
Trước 30/6/2023 là: 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng/tháng.
- Mức khoán quỹ phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn còn lại, từ ngày 01/8/2023 sẽ là: 1.800.000 đồng x 4,5 = 8.100.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 là: 1.800.000 đồng x 3 = 5.400.000 đồng/tháng
Trước 30/6/2023 là: 1.490.000 đồng x 3 = 4.470.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, căn cứ vào quỹ phụ cấp và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, mà Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định mức phụ cấp của Trưởng thôn cụ thể đối với từng chức danh. Mức phụ cấp này có thể được chia đều hoặc không cho từng người.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?