Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan có quyền hạn gì?
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan có quyền hạn gì?
Căn cứ Mục 4 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC thì Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan có thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan
Phải có trình độ gì để được làm Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC thì Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch và của vị trí việc làm |
Phẩm chất cá nhân | a. Phẩm chất chính trị, đạo đức - Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành - Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú - Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên. - Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh. - Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. b. Phẩm chất cá nhân: - Nhanh nhẹn, linh hoạt; - Trung thực, khách quan; - Có tính sáng tạo - Ham học hỏi - Có tư duy phân tích, tổng hợp; - Trách nhiệm với công việc; - Có tinh thần đồng đội. |
Các yêu cầu khác | - Nắm được các quy trình nghiệp vụ hải quan và quy định liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuyệt đối chất hành sự chỉ đạo về nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ của cấp trên. - Có năng lực thực hiện một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan đơn giản được giao. - Sử dụng được công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật được trang bị. |
Nhiệm vụ của Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan là gì?
Căn cứ Mục 2 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC thì Nhân viên về quản lý rủi ro hải quan phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
TT | Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Trực tiếp thực hiện | 1.1. Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan. 1.2. Thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro, đánh giá, phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. 1.3. Theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. 1.4. Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. 1.5. Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro trước khi hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đến hoặc rời cảng; đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với các đối tượng có nguy cơ vi phạm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. 1.6. Thiết lập, quản lý, áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. 1.7. Thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro, quản lý hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro; ứng dụng danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. 1.8 Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những vấn đề phát sinh, bất thường trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan. 1.9. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành và các cơ quan chức năng khác trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan. 1.10. Phối hợp tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành; phối hợp theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kết luận thanh tra trong công tác quản lý rủi ro. 1.11. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật. | |
2 | Thống kê, tổng hợp, sơ kết, tổng kết, đánh giá, đề xuất, kiến nghị | 2.1. Tổng hợp, thống kê số liệu từ các báo cáo định kỳ và đột xuất trong ngành Hải quan. 2.2. Phân tích, đánh giá đề xuất xử lý và lập báo cáo theo định kỳ về tình hình, kết quả công tác; 2.3. Sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất, kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy định về quản lý rủi ro. |
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?